A Key Performance Indicator (KPI) – Chỉ số hiệu suất chính là một giá trị có thể đo lường được cho thấy mức độ hiệu quả của một công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh chính. Các tổ chức sử dụng các chỉ số hiệu suất chính ở nhiều cấp độ để đánh giá thành công của họ trong việc đạt được mục tiêu. KPI cấp cao có thể tập trung vào hiệu suất chung của doanh nghiệp, trong khi KPI cấp thấp có thể tập trung vào các quy trình hoặc nhân viên trong các bộ phận như bán hàng, tiếp thị hoặc trung tâm cuộc gọi.
Mục đích của việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc
Việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc nhằm mục đích:
- Đảm bảo nhân viên thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí, chức danh cụ thể.
- Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.
- Việc sử dụng các chỉ số KPIs góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn.
- Việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc ngoài ra còn giúp nhân viên cải thiện năng suất hoạt động của mình, sáng tạo hơn và giúp người quản lý dễ dàng theo dõi được các hoạt động của nhân viên.
Mục tiêu khi xây dựng KPIs
Việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc, các nhà quản lý nên cố gắng đảm bảo được tiêu chí SMART:
- Specific – Cụ thể: Các mục tiêu đưa ra phải cụ thể, rõ ràng, đơn giản
- Measurable – Đo lường được: Các mục tiêu đưa ra phải đo lường được bằng các công cụ đánh giá, có ý nghĩa và tạo được động lực
- Achievable – Có thể đạt đươc: Các mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được
- Relevant – Liên quan: Mục tiêu đặt ra không quá xa vời thực tiễn, hợp lý, phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp (nguồn lực)
- Time bound – Thời gian cụ thể: Phải đặt ra thời gian cụ thể, khi nào công việc sẽ hoàn thành
Nếu các nhà quản lý tuân thủ hết tất cả các tiêu chí SMART, thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong việc quản lý hiệu suất nhân viên.
Ưu điểm khi sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc của nhân viên:
- Nhanh chóng cho thấy thành quả đạt được hiện tại của một mục đích hoặc một mục tiêu chiến lược.
- Các quyết định có thể được thực hiện nhanh hơn khi có những đo lường nhận thấy được và chính xác đi kèm theo
- Giúp quản lý nhận biết thành quả của tổ chức, phòng/ban hoặc một nhân viên nào đó của mình để từ đó có hướng khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên.
- Một đội nhóm có thể làm việc chung với nhau theo những mục đích đo lường được.
- Giúp quản lý được các công việc ngoài giờ, quản lý thời gian làm việc và công tác của nhân viên
Phần mềm Workflow Management System của Công ty Sthink Software ngoài những tính năng kể trên trong việc sử dụng KPIs trong đánh giá thực hiện công việc còn có nhiều tính năng nổi trội khác được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng. Đây là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động của nhân viên.
Tham khảo thêm tại: https://sthink.com.vn/phan-mem-quan-ly-danh-gia-chi-tieu-cong-viec-kpi-11447.html