6 LỜI KHUYÊN CHỌN PHẦN MỀM ERP HIỆN NAY

Hiện nay có rất nhiều phần mềm ERP để cho các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng, lựa chọn phần mềm ERP cẩn thận giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh tối ưu, thu được khoản lợi nhuận, giảm những rủi ro phát sinh.

–   Phù hợp ngân sách doanh nghiệp

Đây là có lẽ là vấn đề đầu tiên các doanh nghiệp quan tâm và cũng là cản trở dễ thấy nhất. Đầu tư cho phần mềm ERP không phải là đầu tư một lần, mà đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một lộ trình phù hợp, có ngân sách phục vụ việc mở rộng và nâng cấp hệ thống. Việc xác định đúng con số này không phải là chuyện đơn giản. Nếu doanh nghiệp xác định rõ được mục đích đầu tư và được cung cấp đầy đủ thông tin về các giải pháp, doanh nghiệp có thể dễ dàng lập được ngân sách thích ứng cho việc sở hữu một hệ thống quản lý tổng thể và hiện đại.
Đối với từng loại hình doanh nghiệp việc lựa chọn một giải pháp thích hợp để hỗ trợ hoạt động kinh doanh công ty cần chú ý đến tính tương xứng của bài toán và phần mềm, nhiều khi chú trọng vào giá thấp chưa hẳn đã là lựa chọn tốt. Ngoài vấn đề giá, doanh nghiệp cần chú ý đánh giá chất lượng của dịch vụ tốt, chính yếu tố triển khai hoặc chế độ hậu mãi mới làm nên chất lượng của phần mềm, vì nhiều khi trong quá trình sử dụng doanh nghiệp mới phát sinh các tình huống cần xử lý, những ngày đầu khi sử dụng phần mềm không lường trước được.

–   Thời gian triển khai dự án

Thời gian triển khai dự án đều tùy thuộc vào giải pháp công ty lựa chọn: Doanh nghiệp triển khai phần mềm cho tất cả bộ phận doanh nghiệp hay chỉ sử dụng những mảng về Tài chính của phần mềm ERP. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng và cụ thể mục tiêu cần đạt được sau khi triển khai dự án này là gì. Xác định mục tiêu luôn là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp sẽ phải luôn bám sát mục tiêu đó trong quá trình thực hiện. Việc xác định mục tiêu cũng quan trọng để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp.

–   Lựa chọn phần mềm ERP Việt Nam hay ngoài nước

Một điều dễ nhận thấy với các phần mềm ERP ngoại là các quy trình chi tiết và chuyên nghiệp theo nhiều ngành nghề và theo các chuẩn mực quốc tế. Để khai thác điểm mạnh này, các nhà tư vấn và triển khai ở Việt Nam thường hướng doanh nghiệp đi theo các quy trình sẵn có. Cách làm này vừa giảm chi phí sửa đổi phần mềm (thường rất cao), sự ổn định sẵn có của phần mềm (vì sửa đổi, xây dựng mới trên phần mềm ngoại là rất khó) đồng thời đòi hỏi sự thích nghi, thay đổi của doanh nghiệp theo phần mềm. Vì vậy, các phần mềm ERP ngoại thường thích hợp cho các doanh nghiệp lớn, có kinh phí đầu tư cao, các quy trình hoạt động đã tương đối ổn định, đội ngũ nhân viên có thói quen làm việc chuyên nghiệp và đặc biệt lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, quyết tâm cao, có khả năng “áp đặt” cách làm mới cho đội ngũ nhân viên.
Trong khi đó, với ERP nội, các quy trình sẵn có trên phần mềm thường không được chi tiết và đầy đủ như các phần mềm ERP ngoại. Nhưng đổi lại, do phần mềm được các nhà sản xuất trong nước phát triển từ gốc nên ưu điểm lớn nhất của các ERP nội là có thể tạo ra sản phẩm chỉnh sửa theo nhu cầu doanh nghiệp là không giới hạn. Quy trình triển khai phần mềm nội cũng tỏ ra mềm dẻo hơn so với cách triển khai phần mềm ERP ngoại. Đó là việc kết hợp sử dụng các quy trình có sẵn trên phần mềm với việc sửa đổi hoặc viết mới một số chức năng, module cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Cách làm này doanh nghiệp không cần phải thay đổi nhiều mà vẫn có được phần mềm quản lý hiệu quả. Do vậy, để ứng dụng ERP nội hiệu quả, trước khi triển khai PM, Doanh nghiệp nên đầu tư thời gian và công sức để chuẩn hoá các các quy trình hoạt động (công việc này có thể thực hiện cùng với nhà tư vấn riêng hoặc với nhà cung cấp, triển khai PM) sao cho tối ưu nhất.

–  Phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam

Các hệ thống ERP thường được yêu cầu có khả năng tích hợp với những hệ thống có sẵn của doanh nghiệp hoặc được thêm vào theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các sản phẩm ERP bao giờ cũng có một module quan trọng là module kế toán tổng hợp. Thường thì module kế toán nhận rất nhiều dữ liệu từ các modules khác trong phần mềm ERP và đặt các hạch toán tự động. Điều các doanh nghiệp lo lắng là sự khác nhau còn thể hiện ở hệ thống tài khoản kế toán, các quy trình xử lý và quản lý tài chính kế toán như chế độ kế toán thuế, các quy định về kết chuyển, phân bổ chi phí và xác đinh kết quả kinh doanh… giữa chuẩn kế toán Việt Nam và kế toán trên phần mềm

–   Trình độ của nhà tư vấn, triển khai sản phẩm ERP

ERP là phần mềm rất lớn và phức tạp. Nắm được các chi tiết về cách xử lý của phần mềm trong các chức năng và các nghiệp vụ đã là một việc khó khăn. Biến đổi phần mềm sao cho phù hợp với những yêu cầu của một doanh nghiệp đặc biệt nào đó lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, thông thường nhà cung cấp hệ thống ERP sẽ cung cấp luôn những tư vấn, triển khai cho doanh nghiệp. Tương tự với vấn đề tương thích của kế toán Việt Nam và kế toán phần mềm, nhà cung cấp hệ thống ERP sẽ có dịch vụ tùy chỉnh hệ thống theo nhu cầu của doanh nghiệp.

–   Năng lực trình độ đội ngũ nhân viên

Liên quan đến đội ngũ nhân viên sử dụng phần mềm, không phải lúc nào tất cả các thành viên cũng luôn ủng hộ việc triển khai dự án. Việc này có thể xảy ra vì rất nhiều lý do. Một trong những lý do thường xuyên nhất là một số nhân viên không thích việc áp dụng phần mềm vì với việc triển khai phần mềm, vị trí và uy tín của họ có thể bị suy giảm do khả năng yếu kém về việc sử dụng hoặc tiếp thu phần mềm (ví dụ do tuổi tác cao). Khó khăn nữa có thể xảy ra là sự mâu thuẫn giữa các nhân viên sử dụng phần mềm với nhau do việc khác nhau về quan điểm hoặc cách giải quyết các vấn đề. Người đứng đầu ban dự án sử dụng phần mềm phải có trình độ quản lý tốt và có khả năng quyết đoán cao mới có thể làm suy giảm hoặc triệt tiêu các mặt tiêu cực từ các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp gây ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *