DMS Phần mềm quản lý hệ thống phân phối (Distribution Management System – DMS) là “bạn” với các nhà sản xuất và phân phối hàng hóa tại Việt Nam. Thị trường DMS ngày càng sôi nổi với nhiều gói giải pháp DMS đa dạng trên nền tảng kỹ thuật tiên tiến. Hiện nay, không chỉ doanh nghiệp lớn có mô hình phân phối, bán hàng phức tạp và đặc thù mà các doanh nghiệp quy mô vừa, hoặc mới xây dựng hệ thống phân phối đều có thể triển khai DMS. Để lựa chọn phần mềm quản lý phân phối hiệu quả phù hợp và mang lại lợi ích cao, doanh nghiệp tuyệt đối không thể bỏ qua 5 yếu tố sau:
1. Khả năng tích hợp.
DMS có khả năng tích hợp tốt vào các hệ thống quản trị. Ngoài ra, sự tích hợp này còn giúp doanh nghiệp chuyển nguồn dữ liệu từ hệ thống cũ sang DMS. Chẳng hạn nếu một công ty đang sử dụng phần mềm kế toán khác muốn quản lý đồng nhất dữ liệu bằng DMS. Sau đó họ phải cân nhắc liệu phần mềm quản lý hệ thống phân phối này có cho phép nhập tất cả đơn hàng lịch sử lên hệ thống mới không?
2. Phần mềm phân phối hiệu quả đảm bảo tính bảo mật.
Doanh nghiệp nên lựa chọn phần mềm DMS có tính bảo mật cao nhằm tăng cường phòng chống sự xâm phạm và thất thoát dữ liệu kinh doanh “nhạy cảm”. Quy chuẩn bao gồm đầy đủ các tính năng bảo mật từ cơ bản đến cao cấp như: bảo mật đăng nhập, bảo mật tự động ngắt kết nối sau một khoảng thời gian, bảo mật phân quyền người dùng…
Ở khía cạnh thương mại, bảo mật phân quyền được rất nhiều nhà sản xuất và nhà phân phối quan tâm. Ba trong số những loại phân quyền tiêu biểu là:
- Phần mềm DMS phục vụ vài trăm đến vài ngàn người dùng từ nhân viên sales, kế toán nhà phân phối đến các cấp quản lý bán hàng, ban lãnh đạo…. Do đó, DMS phải phân quyền chính xác theo cấp độ người dùng. Mỗi người dùng chỉ xem và thao tác trong phạm vi quyền hạn tương ứng.
- Bảo mật công cụ bán hàng: quyền sử dụng mỗi thiết bị di động (smartphone hoặc tablet). Chỉ được cấp cho một nhân viên sales, người khác không thể truy cập vào nếu chưa có sự cho phép.
3. Tính tương thích.
Tính tương thích quyết định phần mềm quản lý hệ thống phân phối nào sẽ thuận tiện nhất khi triển khai, mà không vấp phải khó khăn về hệ điều hành hay thiết bị.
Thông thường DMS có 2 phần: phần back-end dành cho nhà sản xuất và nhà phân phối; phần front-end dành cho đội ngũ sales đi “chinh chiến” thị trường.
Đối với phần back-end, các doanh nghiệp luôn ưu tiên dạng web-based (chạy trên nền tảng web) bởi cấp quản lý chỉ cần truy cập vào DMS thông qua web trên mọi hệ điều hành có hỗ trợ trình duyệt (web browsers) để xem báo cáo kinh doanh theo thời gian thực. Họ không phải cài đặt thêm phần mềm hay công cụ hỗ trợ khác.
Song song đó, do phần front-end được tích hợp trên thiết bị di động của nhân viên sales, nhà quản lý nên kiểm tra khả năng “multi-screen” của ứng dụng DMS – liệu nó có hoạt động tốt với các kích cỡ màn hình khác nhau không.
4. Tính linh hoạt.
Để công tác quản lý được hiệu quả, phần mềm quản lý phân phối thường cung cấp sẵn các tính năng từ nhà phát triển. Bên cạnh đó cũng cần tính linh hoạt tùy chỉnh theo đặc thù của doanh nghiệp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp thường được xem xét:
- Cơ cấu khuyến mãi đa dạng, phức tạp là một đặc thù của ngành bán lẻ Việt Nam. Giải pháp DMS phải giúp nhà sản xuất và nhà phân phối định nghĩa, tính toán chính xác nhiều chương trình khuyến mãi cùng lúc như mua hàng tặng hàng, mua hàng tặng voucher, mua hàng nhận chiết khấu,…?
- Nhiều đơn vị tư vấn giải pháp thường đưa ra các hình thức báo cáo quản trị chuẩn của DMS. Nhưng nếu doanh nghiệp có nhu cầu thêm bớt tiêu chí báo cáo, thậm chí tự đăng nhập và tạo báo cáo kinh doanh theo ý muốn thì phần mềm phải linh hoạt tinh chỉnh được.
5. Phần mềm phân phối hiệu quả có khả năng mở rộng phù hợp với công ty.
Khả năng mở rộng có thể hiểu là hệ thống vẫn hoạt động ổn định cho dù doanh nghiệp thay đổi quy mô kênh phân phối bán hàng.