Phần mềm MRP là gì?

Nếu bạn thất bại trong chuẩn bị là đang chuẩn bị cho thất bại’’

Why does implementing production management software fail?

Phần mềm MRP là gì

  • MRP là được viết tắt của từ Manufacturing Resource Planning là hoạch định các nguồn lực sản xuất.  Những công ty sản xuất điển hình có hàng ngàn sản phẩm và linh kiện để quản lý, thứ tự  thay đổi liên tục và nhu cầu không xác định được.  Tuy nhiên, tất cả những cái khó trên không  thể không có cách khắc phục. Tình thế này có thể quản lý hiệu quả thông qua việc sử dụng  một hệ thống kiểm soát và hoạch định được vi tính hóa.
  • Những doanh nghiệp công ty có thể tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng hệ thống phần mềm MRP . Một  hệ thống được dẫn dắt bởi một kế hoạch có thể chỉ rõ sản phẩm cuối cùng (thành phẩm)  hoặc sản lượng của một chức năng sản xuất (sản lượng ở một công đoạn nào đó). Kiểm soát  tiến độ thực hiện các đơn hàng để đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn.
Phần mềm MRP
Phần mềm MRP

Một hệ thống quản trị sản xuất bao gồm 8 yếu tố chính sau:

MRP là gì

1. Dự báo nhu cầu sản xuất.

Đây là bước đầu tiên trong quy trình quản trị sản xuất nhằm mục đích dự báo chính xác và nhanh chóng xu hướng thị trường, phân tích dữ liệu lịch sử và có thể thu thập được những  thông tin từ khách hàng, lường trước các tình huống thay đổi trong tương lai.

Phần mềm MRP
Dự báo nhu cầu sản phẩm

2. Thiết kế sản phẩm.

Việc thiết kế sản phẩm sẽ bao gồm phác thảo ý tưởng ban đầu, phát triển các mẫu thử và sản phẩm thử, sau đó đưa ra sản phẩm cuối cùng. Các hoạt đông này phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường và khách hàng về chất lượng, tính tiện dụng, tính thẩm mỹ và tính kinh tế của sản phẩm. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và thiết kế sản phẩm nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

3. Quản lý năng lực sản xuất.

Việc đánh giá và phân tích các thông số liên quan đến sản xuất như sản lượng, chất lượng, thời gian sản xuất, chi phí sản xuất, sử dụng thiết bị và nhân lực là phần không thể thiếu trong việc quản lý năng lực sản xuất. Mục tiêu của quản lý năng lực sản xuất là đảm bảo rằng các nguồn lực này được sử dụng một cách hiệu quả và tối ưu, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý năng lực sản xuất có vai trò quan trọng trong việc:

  • Đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất
  • Tránh tình trạng thừa hoặc thiếu hụt nguồn lực, gây lãng phí hoặc gián đoạn sản xuất
  • Tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, quy mô sản xuất cũng có ảnh hưởng đáng kể đến loại hình sản xuất, chi phí sản xuất và tổ chức quản lý của một doanh nghiệp. Quy mô sản xuất lớn có thể giúp giảm chi phí sản phẩm đơn vị và tăng năng suất sản xuất. Vì thế, việc xác định đúng năng lực sản xuất là rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tận dụng các cơ hội kinh doanh tiềm năng.

4. Định vị cho doanh nghiệp.

Định vị là quá trình xác định vị trí chiến lược của một doanh nghiệp trên thị trường thông qua lựa chọn địa điểm và vùng phân bổ phù hợp, nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Để định vị một cách chính xác, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, bao gồm nguồn lực, thị trường, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hoá,… Dựa trên những thông tin này, có thể đưa ra các giải pháp để khắc phục rủi ro và tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh. Việc định vị đúng giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, định hướng phát triển trong dài hạn, tìm kiếm cơ hội kinh doanh tiềm năng trên thị trường.

5. Bố trí sản phẩm.

Bố trí sản xuất là việc sắp xếp các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực,… trong nhà máy một cách hợp lý, khoa học để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm. Trong mô hình quản trị sản xuất, bố trí sản xuất có vai trò quan trọng trong việc:

  • Tăng năng suất lao động: Bố trí sản xuất hợp lý sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển của nhân viên, giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động.
  • Giảm chi phí sản xuất: Bố trí sản xuất hợp lý sẽ giúp tận dụng tối đa không gian, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,… từ đó giảm thiểu chi phí sản xuất.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm: Bố trí sản xuất hợp lý sẽ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạn chế sai sót, lỗi sản phẩm.

Bố trí sản xuất có thể được thực hiện theo các phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp và từng loại sản phẩm. Một số phương pháp bố trí sản xuất phổ biến bao gồm:

  • Bố trí sản phẩm (product layout): Sắp xếp máy móc, thiết bị theo quy trình sản xuất của sản phẩm.
  • Bố trí theo công nghệ (process layout): Sắp xếp máy móc, thiết bị theo chức năng của chúng.
  • Bố trí hỗn hợp (hybrid layout): Sử dụng kết hợp các phương pháp bố trí sản phẩm và bố trí theo công nghệ.

6. Lên kế hoạch sản xuất và sắp xếp nguồn lực.

Lên kế hoạch nguồn lực bao gồm việc xác định các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất như nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng,… và phân bổ các nguồn lực đó một cách hợp lý để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Lên kế hoạch sắp xếp nguồn lực hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo:

  • Cung cấp đủ nguồn lực cho quá trình sản xuất, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nguồn lực.
  • Phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, tránh tình trạng lãng phí hoặc sử dụng nguồn lực không hiệu quả.
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất.
Phần mềm MRP
Phần mềm MRP

7. Điều phối hoạt động sản xuất.

Điều phối hoạt động sản xuất bao gồm các nhiệm vụ như:

  • Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất: Phân công công việc cho các bộ phận, nhân sự, máy móc, thiết bị,… để thực hiện kế hoạch sản xuất
  • Kiểm soát quá trình sản xuất: Giám sát quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng kế hoạch, chất lượng và hiệu quả
  • Khắc phục các vấn đề phát sinh: Khi có vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời

Điều phối hoạt động sản xuất là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Để điều phối hoạt động sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp nên ứng dụng các công cụ, hệ thống quản lý sản xuất hiện đại, tối ưu hóa quy trình.

8. Kiểm soát hệ thống sản xuất.

quy-trinh-san-xuat-MRP

Đây là hoạt động bao gồm việc quản lý hàng tồn kho và kiểm soát chất lượng hệ thống sản xuất. Về việc quản lý hàng tồn kho thì cần đảm bảo tình trạng lưu thông vốn và sự cân đối giữa nhu cầu tiêu thụ và sản xuất, giảm thiểu rủi ro về thất thoát, hư hỏng. Về kiểm soát chất lượng hệ thống sản xuất thì cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thị trường và duy trì sự đồng nhất của quy trình sản xuất trong doanh nghiệp.

Để được tư vấn về phần mềm MRP, Quý khách hàng liên hệ qua số Hotline:
0903 100 558 – (028) 3974 5006

Phần mềm STHINK chuyên lập trình chỉnh sửa theo yêu cầu của Quý khách hàng. Chuyên hỗ trợ tư vấn giải pháp quy trình vận hành phần mềm phù hợp với đặc thù kinh doanh sản xuất của từng doanh nghiệp.

Để xem thêm chi tiết về các Phần mềm của SThink. Quý khách vui lòng truy cập link:  https://sthink.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *