Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

Vừa qua (22/1), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ.

kiểm toán nội bộ
Nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

“Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và giải quyết các hoạt động của tổ chức. KTNB giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra thông qua việc áp dụng các phương pháp có hệ thống và quy tắc nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, kiểm soát và các quy trình quản trị”.

3 nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

Mô hình hoạt động duy trì và phát triển dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: độc lập, khách quan và chuyên nghiệp. Cụ thể:

Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được cùng lúc đảm nhận các công việc của nhóm đối tượng kiểm toán nội bộ. Đồng thời, đơn vị cần cam kết rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất kỳ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ làm báo cáo và đánh giá.

Tính khách quan: Khi kiểm toán nội bộ, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác và công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề kiểm toán nội bộ.

Trên cơ sở các nội dung thu thập được từ hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, sẽ đưa ra các đảm bảo mang tính khách quan, độc lập cùng nhiều khuyến nghị về những nội dung như: 

  • Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị; 
  • Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao; 
  • Nhóm mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược, kế hoạch cũng như nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được

XEM THÊM: PHẦN MỀM KẾ TOÁN STHINK ACCOUNTING

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *