1. Khái niệm
Theo IBM, điện toán đám mây, hay nói ngắn gọn là đám mây, là việc cung cấp tài nguyên máy tính cho người dùng tùy theo mục đích sử dụng thông qua kết nối Internet. Nguồn tài nguyên đó có thể là bất kì thứ gì liên quan đến điện toán và máy tính, ví dụ như phần mềm, phần cứng, hạ tầng mạng cho đến các máy chủ và mạng lưới máy chủ cỡ lớn.
2. Tính chất
- Khả năng có dãn (Rapid elasticity): Tài nguyên có thể được cung cấp một cách nhanh chóng và mềm dẻo, có khả năng thay đổi tăng lên hay giảm đi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đối với khách hàng tài nguyên trên điện toán đám mây luôn luôn sẵn sàng và có thể coi là không giới hạn, có thể truy cập vào bất kỳ thời điểm nào.
- Dịch vụ theo nhu cầu (On-demand self-service): Khách hàng có thể được cung cấp tài nguyên dưới dạng máy chủ hay dung lượng lưu trữ,…một cách tự động theo yêu cầu mà không cần phải có sự can thiệp từ phía nhà cung cấp dịch vụ.
- Không phụ thuộc vị trí (Location independent resource pooling): Khách hàng không biết và cũng không điều khiển vị trí của tài nguyên được cung cấp, tuy nhiên họ vẫn có thể làm điều này thông qua các dịch vụ nâng cao của nhà cung cấp. Tài nguyên có thể bao gồm: Lưu trữ, xử lý, bộ nhớ và băng thông mạng.
- Truy cập dễ dàng (Broad network access): Chỉ cần 1 ứng dụng kết nối internet từ bất cứ thiết bị nào như máy tính để bàn, laptop, thiết bị di động,…người dùng có thể truy cập tới tài nguyên đám mây.
- Điều tiết dịch vụ (Measured service): Các hệ thống điện toán đám mây có khả năng tự điều khiển và tinh chỉnh tài nguyên sử dụng bằng cách áp dụng các biện pháp đo lường ở các cấp độ khác nhau cho từng loại dịch vụ. Tài nguyên sử dụng có thể được giám sát, đo lường và khách hàng thường sẽ chỉ trả phí cho lượng tài nguyên họ sử dụng.
3. Lợi ích:
- Thay chi phí đầu tư bằng chi phí linh động
Thay vì phải đầu tư mạnh vào các trung tâm dữ liệu và máy chủ trước khi chúng ta biết sẽ sử dụng chúng như thế nào, ta có thể chỉ trả tiền khi bạn sử dụng các tài nguyên điện toán, và chỉ phải thanh toán cho mức sử dụng thực tế.
- Lợi ích từ tính kinh tế cao theo quy mô:
Bằng việc sử dụng điện toán đám mây, chúng ta có thể đạt được mức chi phí biến đổi thấp hơn so với khi bạn tự đầu tư phần cứng. Nhờ sử dụng từ hàng trăm ngàn khách hàng được tổng hợp trong đám mây, nên các nhà cung cấp như Amazon Web Services có thể mang đến lợi ích kinh tế cao hơn theo quy mô, hay nói cách khác là giảm giá thanh toán theo mức sử dụng.
- Không còn phải ước tính năng lực:
Không còn phải đoán nhu cầu năng lực cơ sở hạ tầng của mình . Khi chúng ta thực hiện một quyết định về năng lực trước khi triển khai một ứng dụng, ta thường gặp phải cảnh lãng phí các tài nguyên vốn tốn kém mà lại không dùng đến, hoặc phải đối mặt với vấn đề năng lực hạn chế. Với điện toán đám mây, những vấn đề này không còn nữa. Chúng ta có thể truy cập tùy theo nhu cầu của mình và tăng hoặc giảm quy mô theo yêu cầu với thông báo chỉ trong vài phút.
- Tăng tốc độ và tính linh hoạt:
Trong một môi trường điện toán đám mây, chỉ cần một cú nhấp chuột là có tài nguyên CNTT mới, có nghĩa là chúng ta có thể giảm thời gian cần để làm cho những tài nguyên này sẵn có cho các nhà phát triển của mình từ nhiều tuần xuống chỉ vài phút. Điều này dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong tính linh hoạt cho tổ chức, vì chi phí và thời gian cần để thử nghiệm và phát triển thấp hơn đáng kể.
- Dừng chi tiền vào việc chạy và duy trì các trung tâm dữ liệu:
Tập trung vào các dự án tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn, chứ không phải là cơ sở hạ tầng. Điện toán đám mây cho phép bạn tập trung vào khách hàng của riêng mình, chứ không phải việc bố trí và vận hành các máy chủ.
- Phát triển ra toàn cầu trong vài phút:
Dễ dàng triển khai ứng dụng ở nhiều khu vực trên thế giới chỉ với một vài cú nhấp chuột. Điều này có nghĩa là bạn có thể cung cấp trải nghiệm tốt hơn và độ trễ thấp hơn cho khách hàng một cách đơn giản và với chi phí tối thiểu.
4. Rủi ro:
- Tính riêng tư: các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán đám mây có đảm bảo được quyền riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì mục đích khác mà chủ nhân nó không hề biết?
- Tính sẵn dùng: các dịch vụ của đám mây có thể bị “treo” bất ngờ, các rủi ro khách quan như đường truyền internet bị mất kết nối, … có thể ảnh hường đến việc không sử dụng các dịch vụ cũng như truy cập dữ liệu của mình trong một khoản thời gian nào đó làm ảnh hưởng đến công việc.
- Mất dữ liệu: khi ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thì ta hoàn toàn dựa vào nhà cung cấp, nếu một lý do nào đó mà nhà cung cấp ngừng hoạt động hoặc không cung cấp dịch vụ nữa, thì người dùng phải sao lưu dữ liệu từ đám mây về máy cá nhân rất tốn thời gian, và có thể có trường hợp mất luôn dữ liệu không phục hồi lại được.
- Quyền sở hữu: khi người dùng không sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của nhà cung cấp nữa thì liệu việc sao chép dữ liệu có được diễn ra thuận tiện, và liệu nhà cung cấp có hủy toàn bộ dữ liệu của khách hàng trước và sau sao chép hay không?
- Vấn đề bảo mật: việc tập trung dữ liệu trên đám mây nhằm mục đích tăng cường sự bảo mật, tuy nhiên nó cũng là nguyên nhân cho sự tấn công đánh cắp dữ liệu của các tin tặc.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, cũng như rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn điện toán đám mây là hình thức lưu trữ. Vì thế để lựa chọn cho doanh nghiệp của bạn loại hình nào phù hợp nhất với quy mô và kế hoạch phát triển của công ty, hãy liên hệ với chúng tôi để tìm ra giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM SẮC MÀU
- Địa chỉ: 184/19 Âu Cơ, Phường 9, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
- Email: sales@sthink.com.vn
- Hotline: 0903 100 558 – (028) 3974 5006